Ung thư cổ tử cung, “Tôi muốn tìm hiểu về nó” Giáo sư Ha Jong Gyu – Khoa phụ sản - Bệnh viện trường đại học Daejeon Eunji

Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư mà bất kỳ người phụ nữ nào đã quan hệ tình dục đều không thể không cảnh giác. Đặc biệt, trước đây nó thường được phát hiện ở phụ nữ ở độ tuổi 40 và 50 trước hoặc sau thời kỳ mãn kinh nhưng trong những năm gần đây độ tuổi mắc bệnh đã dần dần giảm xuống. Vì vậy chúng ta sẽ cùng với giáo sư Ha Jong Gyu của Khoa phụ sản Bệnh viện trường đại học Daejeon Eunji tìm hiểu chi tiết về ung thư cổ tử cung.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “sự thật và những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường” dưới sự giúp đỡ của bác sĩ Jun-Hwa Hong, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Daejeon Eulji.

Câu1. Ung thư cổ tử cung có nghĩa là ung thư của bộ phận nào ạ?

Tử cung là một cơ quan sinh sản nữ giới, nơi trứng được thụ tinh và phát triển, bao gồm phần thân (cơ thể) và cổ. Ung thư cổ tử cung là các khối u ác tính xuất hiện ở cổ tử cung được liên kết với âm đạo, đây là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới.

Câu2. Ông nghĩ lý do gì khiến độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung ngày càng giảm dần?

So với trước đây, tình trạng dinh dưỡng đã được cải thiện rất nhiều nên độ tuổi biểu hiện đặc tính giới tính thứ cấp ngày càng trẻ hóa và việc giáo dục giới tính không được thực hiện phù hợp với việc độ tuổi đã quan hệ tình dục thấp dần do sự phổ biến của Internet và điện thoại thông minh. Ngoài ra, ở trẻ vị thành niên, vùng biến đổi (transformation zone) là bộ phận bị ung thư cổ tử cung nằm bên ngoài cổ tử cung nên nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sẽ cao hơn ở người trưởng thành.

Câu3. Trước khi phát bệnh có dấu hiệu nhận biết đặc biết nào không ạ?

Ban đầu sẽ gần như không có triệu chứng. Cũng có một số người nói rằng họ cảm thấy ‘đau tử cung’ nhưng việc bị đau phần trên của vùng Y ở phụ nữ cũng có thể được coi là một loại đau kinh nguyệt. Triệu chứng rõ ràng nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo nhẹ sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, thay vì có những triệu chứng này ở giai đoạn đầu chúng thường xuất hiện sau khi ung thư đã tiến triển đến một mức độ nào đó. Khi bị nhiễm trùng thứ phát sẽ xuất hiện thêm triệu chứng như có mùi khó chịu, khó tiểu, tiểu máu, chảy máu trực tràng, phù nề và sụt cân.

Câu4. Ung thư cổ tử cung có phải là loại ung thư đã tìm được nguyên nhân đúng không ạ?

Ung thư cổ tử cung là loại duy nhất biết rõ được nguyên nhân. Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung là do bị nhiễm virut Human papillomavirus (HPV) khi quan hệ tình dục. Có báo cáo ghi nhận rằng có hơn 99,7% bệnh nhân ung thư cổ tử cung bị nhiễm Human papillomavirus nguy cơ cao. Virus Human papillomavirus phổ biến như virus cảm lạnh, đến mức khoảng 80% phụ nữ đã quan hệ tình dục bị nhiễm bệnh nhiều hơn một lần trong đời và sau khi bị nhiễm có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ để phát triển thành ung thư.

Câu5. Vi rút Human papillomavirus (HPV) có những đặc trưng nào?

Human papillomavirus (HPV) có hơn 150 loại và được chia thành nhóm nguy cơ cao và nguy cơ thấp. Nhóm nguy cơ thấp gây ra sùi mào gà, tiêu biểu là số 6 và số 11. Nhóm có nguy cơ cao chính là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, tiêu biểu là số 16 và 18. Hầu hết chúng sẽ biến mất trong vòng 5 năm nhưng nếu liên tục bị nhiễm nguy cơ ung thư cổ tử cung sẽ tăng lên.

Câu6. Có những phương pháp chữa trị nào ạ?

Từ giai đoạn 1 đến đầu giai đoạn 2 của ung thư cổ tử cung có thể tiến hành cả phẫu thuật và hóa trị đồng thời. Từ cuối giai đoạn 2 phải lựa chọn một trong hai phương pháp trên để điều trị. Bởi vì theo nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sót của phẫu thuật và hóa trị đồng thời không quá khác biệt. Thông thường trong trường hợp này mọi người sẽ lựa chọn hóa trị thay vì phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật bao gồm phẫu thuật mổ bụng, phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật robot. Dù sao phụ nữ cũng đều nhạy cảm với vết sẹo nên chủ yếu mọi người sẽ lựa chọn phương thức phẫu thuật để lại ít sẹo nhất. Hiện nay đang thực hiện nhiều phương pháp phẫu thuật nội soi chỉ rạch một lỗ nhỏ trên bụng và phương pháp phẫu thuật thông qua âm đạo để không phải rạch.

Câu7. Vậy nếu đã biết được nguyên nhân rồi thì có thể phòng tránh không ạ?

Ung thư cổ tử cung cũng là loại ung thư duy nhất có vắc xin phòng tránh. Chính vì vậy vắc xin là bắt buộc chứ không phải lựa chọn. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin chỉ đạt khoảng 50-60%. Dù vài năm trước đây nó đã gây tranh cãi về tác dụng phụ tại Nhật Bản nhưng theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hàn Quốc không có bất cứ trường hợp nào phát sinh phản ứng phụ gây tàn tật hay tử vong sau khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung, đa số là phản ứng nhẹ hoặc tạm thời. Nó cũng tương tự với tác dụng phụ khi tiêm vắc xin cúm A thông thường. Chính vì vậy, tôi xin được khuyến cáo nam nữ từ 9 đến 29 tuổi nên tiêm vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên đối với phụ nữ trung niên trên 30 tuổi cũng có thể bị nhiễm mới và không phải là tiêm muộn thì không có hiệu quả nên các bạn cũng có thể tiêm chủng cho đến 45 tuổi sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Câu8. Phương pháp phòng ngừa ngoài vắc xin được các chuyên gia giới thiệu là gì?

Quan trọng nhất là cần phải kiểm tra định kỳ, tăng độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu và duy trì đời sống tình dục an toàn như giảm thiếu đối tượng quan hệ tình dục cũng sẽ giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Other Article