Nhóm có nguy cơ bị mắc Corona 19
Sự thật và những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường
Giáo sư Jun-Hwa Hong, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Daejeon Eulji

Từ được nhắc đến nhiều nhất cùng với số người chết vì Corona19 không phải gì khác mà chính là “bệnh nền”. Hầu hết các trường hợp tử vong đã được xác nhận là có bệnh nền. Bình quân trong 3 người mắc bệnh có 2 người là bị huyết áp cao và một nửa mắc bệnh tiểu đường.
Nhờ điều này, bệnh tiểu đường được quan tâm nhiều hơn. Đối với huyết áp, nhiều tổ chức công cộng hoặc tổ chức tài chính đã trang bị thiết bị đo huyết áp và cũng có tiêu chuẩn lượng tử hoá là 140/90 trở lên. Tuy nhiên đối với bệnh tiểu đường, chỉ có thể kiểm tra thông qua xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu. Ngoài ra, nhắc đến tiểu đường, nhiều người nghĩ ngay đến đó là bệnh phát sinh do ăn nhiều đồ ngọt như “kẹo”.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “sự thật và những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường” dưới sự giúp đỡ của bác sĩ Jun-Hwa Hong, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Daejeon Eulji.

Câu1. Bệnh tiểu đường có phải do ăn nhiều đồ ngọt?

Nhiều người lầm tưởng rằng ăn nhiều đường hoặc thức ăn ngọt sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, nhưng thực phẩm ngọt không phải là nguyên nhân trực tiếp của bệnh tiểu đường.
Glucose, hay đường trong máu đóng vai trò quan trọng nhất trong các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống. Glucose, được hấp thụ từ thức ăn, đi qua máu và chuyển đến các cơ quan quan trọng cần thiết cho sự sống như cơ bắp, chất béo và não bộ. Khi đó hoóc môn tác động quan trọng nhất khi đó là insuline và bệnh tiểu đường xuất hiện khi insuline này giảm hoặc không đủ.
Như vậy, đường huyết không phải là kẻ thù của chúng ta, nó là một năng lượng cần thiết. Có thể nói sử dụng đường phù hợp đúng mức là điều cơ bản trong quản lý bệnh tiểu đường. Điều trị bệnh tiểu đường giúp ngăn ngừa các biến chứng thông qua kiểm soát đường huyết.

Câu2. Bệnh tiểu đường có di truyền?

Cha mẹ bị bệnh tiểu đường không nghĩa là đứa trẻ cũng sẽ bị tiểu đường. Nếu một trong hai cha mẹ mắc bệnh tiểu đường, xác suất mắc bệnh tiểu đường ở con cái của họ là 15% và nếu cả hai cha mẹ đều mắc bệnh tiểu đường, xác suất là 30%. Nói cách khác, tiểu đường có thể do di truyền, nhưng nó không phải là di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như màu da. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường sẽ cần chú ý chăm sóc sức khỏe hơn những người khác.

Câu3. Người gầy sẽ không bị tiểu đường?

Đúng là béo phì là một nguyên nhân quan trọng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cùng với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, do chế độ ăn uống phương Tây với quá nhiều dinh dưỡng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng ở các nước châu Á, bất kể họ có béo phì hay không. Điều này là do người Hàn Quốc có chức năng tiết insulin ít hơn người phương Tây, vì vậy họ không thể vượt qua sự dư thừa các chất dinh dưỡng và bệnh tiểu đường phát triển nhanh hơn.

Câu4. Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn cơm độn ngũ cốc?

Đây là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất. Trên thực tế, cơm gạo hay cơm độn lúa mạch nếu được tiêu hóa bên trong dạy dày thì lượng calo và tác động gần như không có sự khác biệt. Tuy nhiên, cơm độn ngũ cốc được khuyến khích ăn hơn cơm trắng vì chúng giúp giảm ăn quá nhiều và nó cũng chứa nhiều chất xơ cũng như một số vitamin. Do đó, nếu không đặc biệt thích cơm độn lúa mạch, tốt hơn nên nấu cơm với loại gạo tốt và ăn với lượng phù hợp sẽ tốt hơn việc miễn cưỡng ăn cơm lúa mạch không đạt yêu cầu.

Câu5. Đường là đồ ăn tuyệt đối bị cấm?

Có một số người nói rằng bệnh nhân tiểu đường không bao giờ được ăn đồ ăn ngọt hoặc kẹo nhưng điều này không đúng. Đường và đồ ăn ngọt làm tăng lượng đường trong máu, nhưng điều đó không có nghĩa là tuyệt đối không được ăn. Bạn có thẻ ăn kẹo, đường an toàn nếu điều chỉnh lượng đồ ăn ngọt phù hợp trong chế độ ăn uống của mình.
Thay vào đó, thực phẩm nên hạn chế tuyệt đối với bệnh nhân tiểu đường là xương sườn, thịt ba chỉ và xúc xích, đồ ăn có nhiều chất béo. Bởi lẽ chỉ cần với một lượng nhỏ, nó cũng có lượng ca lo cao hơn.

Câu6. Nếu không có bất kỳ triệu chứng nào, không cần phải đến bệnh viện?

Thật dễ dàng để nghĩ rằng không cần thiết phải đến bệnh viện để làm xét nghiệm đường huyết khi có thể đo lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết tự đo ở nhà. Tuy nhiên, mức đường trong máu đo bằng máy đo ở nhà có thể thấp hơn mức thực tế. Vì vậy, tốt nhất nên làm xét nghiệm đường huyết tại bệnh viện và thường xuyên so sánh để xem kết quả đo đường huyết tại nhà có chính xác hay không. Ngoài ra, cũng nên đo huyết sắc tố glycated để biết được việc kiểm soát lượng đường trong máu có tốt không.

Câu7. Nếu bạn dùng thuốc trị tiểu đường một lần, bạn không thể dừng nó mãi mãi?

Có một số người từ chối điều trị bằng thuốc vì lo ngại rằng đã uống thuốc một lần là không thể ngừng lại và thuốc có tác dụng phụ. Đầu tiên là bạn lo lắng đã dùng thuốc là không thể ngừng lại? Thực sự không phải như thế. Nếu điều trị thích hợp, đường huyết vẫn duy trì ở mức bình thường ngay cả khi bạn ngừng uống thuốc. Bạn phải nhớ rằng, nếu tác dụng phụ của thuốc là 1, thì lợi ích của việc kiểm soát lượng đường trong máu là 10.

Câu8. Bệnh nhân bị tiểu đường không nên tập thể dục?

Tập thể dục giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm nguy cơ biến chứng và giúp kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường nếu tập thể dục quá mức, sẽ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Vì vậy, nên chọn loại hình thể thao, cường độ và tần suất tập luyện phù hợp theo tình trạng sức khỏe của bản thân và điều chỉnh theo ý kiến của chuyên gia.

Other Article