‘Thuốc giảm đau’, Loại thuốc dễ gặp và thường xuyên dùng nhất trong cuộc sống hàng ngày.

Một số người không thể tránh khỏi việc sử dụng thuốc giảm đau để điều trị bệnh nhưng thật không ngờ xung quanh chúng ta lại nhiều người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau đến như vậy. Khi hơi bị đau đầu hoặc bị đau bụng kinh cũng dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, mấy ai hiểu được thành phần thuốc và sử dụng nó như thế nào cho đúng cách?

Câu1. Thuốc giảm đau chính xác là gì?

Thuốc giảm đau là một loại thuốc có tác dụng loại bỏ hoặc giảm cơn đau. Có thể bạn thấy rằng tất cả các loại thuốc giảm đau đều giống nhau, nhưng thực tế không phải vậy. Thuốc giảm đau được chia thành hai loại lớn, thuốc giảm đau có chất gây nghiện và thuốc giảm đau không gây nghiện. Thuốc giảm đau có chất gây nghiện chỉ được bán theo đơn của bác sĩ và bị hạn chế sử dụng. Thuốc giảm đau không gây nghiện có thể được chia thành thuốc giảm đau chống viêm và thuốc giảm đau hạ sốt.

Câu2. Sự khác biệt giữa thuốc giảm đau chống viêm (NSAID) và thuốc giảm đau hạ sốt (Acetaminophen) là gì?

Chống viêm theo nghĩa đen được hiểu là 'loại bỏ chứng viêm'. Do đó, thuốc chống viêm có tác dụng khi phải giảm đau và giảm viêm cùng lúc như viêm nướu, viêm cơ, đau do vết thương. Thuốc chống viêm bao gồm các loại thuốc như ibuprofen hoặc aceclofenac.
Thuốc giảm đau hạ sốt là loại thuốc không có chức năng ức chế phản ứng viêm ở ngoại vi mà tác động lên hệ thần kinh trung ương. Nó được sử dụng để giảm đau hàng ngày như đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, hoặc sốt đơn giản. Thuốc giảm đau hạ sốt nổi tiếng bao gồm các loại thuốc như Tylenol, Penzal và Gevorin.
Tóm lại, thuốc giảm đau chống viêm và thuốc giảm đau hạ sốt có tác dụng giảm đau và hạ sốt giống nhau, nhưng có một điểm khác biệt là thuốc giảm đau chống viêm còn có tác dụng chống viêm.

Câu3. Tôi nên dùng thuốc giảm đau nào nếu tôi bị đau hoặc sốt đột ngột?

Thuốc giảm đau hạ sốt có ưu điểm là có thể dùng ngay khi quá đau. Ngoài ra, vì nó ít ảnh hưởng đến dạ dày nên có thể uống ngay cả khi đói. Vì vậy người yếu bụng cũng có thể dùng thoải mái, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh cũng có thể dùng được

Câu4. Tôi cảm thấy đau bụng khi uống thuốc giảm đau. Tại sao như vậy?

Nếu bạn đã từng gặp hiện tượng trên, khả năng cao là bạn đã uống thuốc chống viêm. Thuốc giảm đau chống viêm sẽ làm giảm triệu chứng đau hoặc viêm bằng cách giảm các chất sinh lý được gọi là prostaglandin trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, khi prostaglandin giảm, màng nhầy bảo vệ dạ dày trở nên mỏng hơn, dạ dày tiết axit nhiều hơn, có thể gây buồn nôn, viêm dạ dày và nôn mửa. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị ợ chua hoặc chướng bụng, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.

Câu5. Nếu uống thuốc giảm đau thường xuyên hoặc trong thời gian dài sẽ bị nhờn thuốc, như vậy có ổn không ạ?

Rất hiếm gặp trường hợp dung nạp hoặc nghiện thuốc giảm đau không gây nghiện đang bán trên thị trường. Bạn có thể nghĩ rằng bạn bị nhờn thuốc khi đã uống thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng. Tuy nhiên, nguyên nhân không có tác dụng không chỉ là do nhờn thuốc mà có thể đã xuất hiện cơn đau khác, làm trầm trọng thêm cơn đau ban đầu. Đôi khi, sẽ rất nguy hiểm nếu chia nhỏ liều lượng và tự ý tăng liều lượng thuốc giảm đau. Bạn phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi tăng liều thuốc giảm đau.

Câu6. Một số loại thuốc giảm đau có chứa caffeine, điều đó có đúng không ạ?

Cũng có trường hợp chứa caffeine. Caffeine hoạt động như một chất bổ sung cho tác dụng giảm đau của thuốc giảm đau. Vì lý do này, nếu bạn uống nhiều đồ uống có chứa caffein như cà phê, trà xanh hoặc cola cùng với thuốc giảm đau, có thể xuất hiện các tác dụng phụ như run tay và máy mắt. Do vậy, nên uống thuốc giảm đau với nước.

Câu7. Có điểm nào cần phải lưu ý khi cho trẻn sơ sinh uống thuốc giảm đau không ạ?

Trường hợp cần cho bé uống thuốc giảm đau, người mẹ nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt có thành phần phù hợp với tháng tuổi và cũng cần phải cân nhắc xem bé có ăn dặm hay không. Đối với trường hợp có thành phần acetaminophen, bạn có thể sử dụng đúng liều lượng và cách dùng cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Bạn có thể sử dụng thuốc này nếu bé bị sốt đột ngột vào nửa đêm hoặc sốt sau khi tiêm phòng. Trường hợp sốt do viêm có thể cho uống thuốc chống viêm, nhưng phải là loại dành cho bé từ ít nhất 6 tháng tuổi trở lên.

Câu8. Tôi cần lưu ý điều gì khi dùng thuốc giảm đau?

Điều quan trọng là bạn cần biết mình dùng thuốc giảm đau cho mục đích gì. Ngoài ra, bạn cũng phải biết ngoài thuốc giảm đau, mình còn đang dùng những loại thuốc gì. Trường hợp thuốc bạn đang dùng để điều trị bệnh nào đó có chứa thành phần giảm đau, nếu bạn uống thêm thuốc giảm đó có thể sẽ làm quá liều. Khi đó, nguy cơ cao là có tác dụng phụ do sự tương tác giữa thuốc giảm đau và thuốc điều trị bệnh. Vì vậy, nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ ngay khi kê đơn thuốc.

Nguồn | Giáo sư Jaewon Kim, Chuyên gia Y tế tại Bệnh viện Đại học Eulji

Other Article