Mệt mỏi, sẽ sinh bệnh nếu để lâu!

Mệt mỏi mãn tính (hội chứng) là triệu chứng mang tính chủ quan, không có định nghĩa rõ ràng, và rất khó xác định liệu bệnh đã xảy ra hay chưa. Hội chứng này được chẩn đoán sau khi đã loại trừ tất cả các nguyên nhân y tế khác gây ra mệt mỏi và triệu chứng kèm theo mệt mỏi phải duy trì một trạng thái nhất định. Mệt mỏi kéo dài hơn 1 tháng được gọi là 'mệt mỏi dai dẳng', và nếu kéo dài hơn 6 tháng thì được gọi là 'mệt mỏi mãn tính'. Hầu hết các triệu chứng mệt mỏi bình thường mà ai cũng có thể cảm thấy chỉ là tạm thời và sẽ biến mất sau khi nghỉ ngơi, nhưng hội chứng mệt mỏi mãn tính kéo dài hơn 6 tháng và không cải thiện ngay cả khi đã nghỉ ngơi khiến người bệnh rất suy nhược. Thông thường, hội chứng mệt mỏi mãn tính được biết đến là phổ biến ở phụ nữ gấp 4 lần so với nam giới và nó đặc biệt thường xuyên xảy ra ở những người trẻ tuổi trong độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi, nhưng vẫn có thể xảy ra ngay cả ở trẻ em hoặc trung niên. Vì vậy, cần phải liên tục kiểm tra và quản lý tình trạng của bản thân thông qua tự chẩn đoán.

Phương pháp tự chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính

Mệt mỏi không biến mất ngay cả khi đã ngủ, và không cảm thấy tính táo.
Không thể ngủ ngon mặc dù mệt mỏi.
Tính hay quên ngày càng tệ hơn và khó tập trung vào bất cứ việc gì.
Không có sinh khí, thường u uất và lo lắng không có lý do.
Tim đập thường xuyên mà không có lý do.
Đầu óc đờ đẫn và không thông suốt.
Cảm thấy rất mệt mỏi sau khi tập thể dục hoặc hoạt động thể chất, kéo dài ngay cả sau 24 giờ.
Liên tục mắc các chứng như cảm lạnh và không thuyên giảm.
Bị chuột rút ở tay chân.
Mắt bị căng thẳng.
Ngáp thường xuyên hoặc dễ đổ mồ hôi.
Sưng hoặc đau các tuyến bạch huyết ở cổ hoặc nách.
Bị đau, viêm khớp.

※ Cần nghi ngơ mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính nếu xuất hiện 4 triệu chứng trở lên trong hơn 6 tháng.

Nguồn: Chuyên mục y tế Bệnh viện Đại học Daejeon Eulji | Giáo sư Oh Hanjin

Other Article