Xét nghiệm viêm gan C, tại sao cần làm xét nghiệm một lần trong đời

Trong bối cảnh, dịch bệnh Covid-19 bùng phát diện rộng đã khiến nhận thức của con người ngày càng tăng về các bệnh truyền nhiễm do vi rút, Ủy ban đặc trách dịch vụ phòng ngừa Hoa Kỳ (USPSTF) gần đây đã đưa ra khuyến nghị mới về xét nghiệm viêm gan C. Tất cả người lớn Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 79 cần xét nghiệm viêm gan C một lần trong đời. Còn ở Hàn Quốc thì sao? Trong số các bệnh viêm gan siêu vi A, B và C, viêm gan C là bệnh duy nhất không có trong danh sách kiểm tra sức khoẻ quốc gia. Điều này dẫn tới việc mặc dù tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ phát hiện sớm và điều trị viêm gan C lại thấp.
Chúng ta sẽ cùng thảo luận chi tiết với Giáo sư Do Young-seok, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Daejeon Eulji về bệnh viêm gan C, loại bệnh cần được chú ý nhiều hơn vì có ít triệu chứng có thể tự nhận biết và đa phần không có triệu chứng rõ ràng.

Khoảng 70-80% bệnh nhân cấp tính tiến triển thành mãn tính

Viêm gan C là một bệnh về gan, bị lây nhiễm do truyền máu hoặc dịch cơ thể từ một bệnh nhân bị nhiễm siêu vi viêm gan C (HCV) qua vết thương hoặc màng nhầy sang người bình thường. Tại Hàn Quốc, ước tính có khoảng 300.000 người nhiễm viêm gan C, và khoảng 2.000 đến 3.000 ca nhiễm mới hàng năm.
Nếu virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể sau 3 tháng lây nhiễm, hầu hết các trường hợp trở thành viêm gan C mãn tính. Viêm gan C thường không thể phát hiện nếu không xét nghiệm máu. Ngoài ra, mặc dù không phải bệnh nhân viêm gan C cấp tính nào cũng sẽ tiến triển thành viêm gan C mãn tính, nhưng khả năng tiến triển thành viêm gan C mãn tính là rất cao. Ngoài ra, khoảng 50 đến 80% bệnh nhân viêm gan C cấp tính tiến triển thành mãn tính, và 30 đến 40% bệnh nhân viêm gan C mãn tính tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.

Con đường lây nhiễm chính

Viêm gan C không lây truyền qua tiếp xúc đơn thuần hoặc qua đường miệng mà lây truyền chủ yếu qua đường máu. Nó được truyền qua kim tiêm, dao cạo, v.v. bị nhiễm virus. Đôi khi nó có thể lây truyền qua quan hệ tình dục hoặc truyền máu, và cũng có trường hợp hiếm gặp là 'nhiễm trùng dọc', tức lây truyền từ mẹ sang con.
Rất ít người phát hiện ra bệnh viêm gan C bằng các triệu chứng chủ quan. Mặc dù các triệu chứng không quá rõ ràng, một số bệnh nhân đôi khi bị vàng da, khó chịu, mệt mỏi, suy nhược chung, chán ăn, đau cơ và đau bụng.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các triệu chứng trên cũng không thể khẳng định được bệnh nhân bị viêm gan C. Do đó, cần phát hiện kháng thể virus viêm gan C thông qua xét nghiệm chức năng gan hoặc xét nghiệm máu, hoặc kiểm tra tình trạng lây nhiễm bằng phương pháp HCV RNA kiểm tra trực tiếp virus viêm gan C.

“Không có vắc xin ngừa bệnh” Hãy cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng cá nhân

Viêm gan C cần được điều trị sớm thông qua việc phát hiện sớm. Bởi vì vẫn may mắn hơn một số bệnh khác, nếu được phát hiện sớm, gần 95% trường hợp có thể được chữa khỏi chỉ với 8 đến 12 tuần uống thuốc kháng virus.
Mục tiêu điều trị cuối cùng của bệnh viêm gan C là ngăn ngừa các biến chứng như xơ gan và ung thư gan do viêm gan gây ra thông qua việc tiêu diệt virus. Những người bị viêm gan C mãn tính có mức độ đáp ứng khác nhau với việc điều trị và thời gian điều trị tùy thuộc vào kiểu gen của virus. Hầu hết bệnh nhân viêm gan C đều quyết định điều trị sau khi tham khảo ý kiến về các tác dụng phụ và chống chỉ định.
Không giống như viêm gan B, hiện không có vắc xin phòng bệnh viêm gan C. Vì vậy, cần phải cẩn thận trong việc vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa sự lây truyền của virus viêm gan C qua các chất dịch của cơ thể. Dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay,… cũng có thể gây nhiễm trùng, vì vậy hãy cẩn thận với các vật dụng cá nhân và đặc biệt cần đảm bảo rằng bạn sử dụng các dụng cụ đã được khử trùng khi xăm mình hoặc xỏ khuyên.

Other Article