Miếng dán vết thương OLED Sử dụng Ánh sáng để Chữa lành Vết thương

Ánh sáng không chỉ phục vụ quá trình quang hợp ở thực vật, mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và phục hồi tế bào da ở người. Ánh sáng chiếu vào mô da giúp kích thích sản sinh ATP (adenosine triphosphate) hoạt động như một kho dự trữ năng lượng, kích hoạt quá trình trao đổi chất của tế bào, ngăn ngừa sản sinh melanin, đồng thời thúc đẩy sản sinh collagen chống lão hóa, chữa lành vết thương và kháng viêm. Tùy thuộc vào bước sóng và thời gian chiếu xạ mà biện pháp điều trị bằng ánh sáng trên mô da cho hiệu quả khác nhau. 'Quang trị liệu' là phương pháp kích hoạt, tái tạo và phá hủy các mô nhất định theo phương pháp này. Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Choi Kyung-Chul thuộc Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) đã tạo ra miếng dán quang trị liệu OLED có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi bằng cách tận dụng các đặc tính quang học linh hoạt của OLED.

Hiện trạng và hạn chế của công nghệ quang trị liệu

Quang trị liệu là phương pháp điều trị không xâm lấn, không đau đớn, không chỉ được ứng dụng trong điều trị da liễu mà còn dùng trong điều trị Alzheimer và trầm cảm. Hiện nay, lĩnh vực quang trị liệu chủ yếu sử dụng công nghệ LED. Điển hình như sử dụng đèn LED và tia laser điều trị mụn, vết thương và viêm tai giữa tại các bệnh viện. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế. Vì là nguồn sáng điểm nên ánh sáng không đồng đều, 50% năng lượng bị tiêu tán dưới dạng nhiệt, khiến nhiệt lượng trở thành vấn đề nghiêm trọng. Việc bao gồm hàng chục hoặc hàng trăm tia sáng LED khiến nguồn sáng này không chỉ nặng mà còn dày, khiến việc di chuyển tương đối khó khăn. Ngoài ra, do phải đến các địa điểm điều trị cụ thể như bệnh viện nên bệnh nhân bị hạn chế về thời gian và không gian. Điều này khiến hiệu quả quang trị liệu bị giảm sút.

Điều trị OLED dạng tự do mọi lúc, mọi nơi

Băng dán OLED dạng tự do được phát triển bởi KAIST khắc phục được những hạn chế của phương pháp quang trị liệu bằng ánh sáng LED hiện nay. Cấu tạo mỗi miếng dán gồm pin, thiết bị chống quá tải nhiệt và cấu trúc gồm các màng mỏng phủ trên ánh sáng OLED. Thiết bị gọn nhẹ chỉ nặng 1g và dày không tới 1mm, đồng thời đủ linh hoạt để hoạt động bình thường khi sử dụng lặp lại 1.000 lần và 100 giờ sau khi tiếp xúc với nước. Điều này cho phép thiết bị có thể được chế tạo dưới nhiều hình thức khác nhau như quần áo và mũ. Miếng dán OLED hoạt động dưới 42°C, do đó không có nguy cơ gây bỏng. Đồng thời, hiệu suất sản sinh và di chuyển tế bào được cải thiện lần lượt là 58% và 48%, giúp chữa lành vết thương hiệu quả. Do đặc tính nhẹ và linh hoạt, miếng dán OLED có thể được sản xuất dưới nhiều hình dạng khác nhau như thiết bị đeo trên cơ thể, cho phép chiếu xạ ánh sáng liên tục và tác dụng điều trị đáng kể.

Hiện nay có nhiều nghiên cứu nhằm thương mại hóa dựa trên công nghệ ban đầu. Công ty TNHH Optical Bio đã thành lập một trung tâm nghiên cứu có trụ sở tại Daejeon để tiến hành sản xuất hàng loạt các sản phẩm miếng dán quang trị liệu OLED. Đồng thời, công ty đang chuyển giao công nghệ với công ty khởi nghiệp Surgeinus phát triển và xin cấp phép đối với thiết bị tích hợp miếng dán OLED và miếng dán khâu vết thương không sử dụng kim chỉ hoặc kim bấm do Surgeinus phát triển. Miếng dán OLED được phát triển bởi KAIST là thiết bị đầu tiên trên thế giới cho hiệu quả quang trị liệu cao mà không bị hạn chế về thời gian hoặc không gian. Vì vậy, miếng dán sẽ được ứng dụng điều trị đa dạng trong tương lai và thu hút nhiều sự quan tâm.

Other Article